Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Vi Thùy Linh trình diễn văn chương trong Nhà hát lớn
Chương trình "Bay cùng ViLi", kết hợp giữa văn học, âm nhạc xoay quanh sáng tác của Vi Thùy Linh, sẽ là cuộc trình diễn thơ, văn xuôi đầu tiên tại Nhà hát lớn Hà Nội.

 


Chiều 16/11, nhà thơ Vi Thùy Linh (ViLi) tổ chức họp báo ra mắt hai cuốn sách ViLi & Paris, ViLi tùy bút đồng thời công bố chương trình nghệ thuật đặc biệt “Bay cùng ViLi”. Mở đầu họp báo, nữ nhà thơ chia sẻ về hai cuốn sách mới: ViLi & ParisViLi tùy bút.


 


ViLi & Paris là tập thơ thứ bảy của Vi Thùy Linh gồm 38 tác phẩm được viết từ tháng 9/2011 đến 9/2012. Tập thơ mang dấu ấn chuyến đi Pháp lần thứ ba của nữ tác giả hồi cuối năm 2011. Trong tập thơ này, độc giả sẽ được đến với các thành phố Paris, Lyon, Praha, Hà Nội và cả Cao Bằng quê cô. Bên cạnh đó, cuốn sách còn đề cập đến tình cảm dành cho bạn bè, anh em... Tất cả đều bộc lộ trái tim giàu yêu thương và tâm hồn nhạy cảm của ViLi. Tập thơ cũng đánh dấu mốc trước khi Vi Thùy Linh ngừng xuất bản thơ để chuyển sang thể loại khác.


 


Sách được 6 dịch giả Nguyễn Bản, Nguyễn Văn Dân, Nguyễn Phan Quế Mai, Uông Triều, Di Li, Đỗ Ngân Phương chuyển ngữ sang tiếng Anh và có tranh minh họa của các nghệ sĩ nổi tiếng như: Thành Chương, Phạm Quang Vinh, Hoàng Phương Vỹ, Vi Kiến Thành, Đào Hải Phong, Lê Thiết Cương.


 











Nhà thơ Vi Thùy Linh chia sẻ về hai cuốn sách mới và đêm diễn "Bay cùng ViLi". Ảnh: Đạt Ma.

 


ViLi tùy bút là tập văn xuôi đầu tiên của nhà thơ, gồm 44 tùy bút tập hợp từ năm 2001 đến tháng 10/2012, trong đó có ba bài thơ mới của Linh. ViLi khẳng định, cô muốn viết tùy bút bởi thể loại này mang tính tự sự và chất thơ, đầy cảm xúc và có cấu trúc, chủ đề rõ ràng. Sách cũng được chuyển ngữ sang tiếng Anh và tiếng Pháp.


 


Cuốn sách viết về nỗi nhớ tiếc Hà Nội nên thơ cổ kính, xót xa, nâng niu cái đẹp thuộc về truyền thống và trầm tích văn hóa. Trong ViLi tùy bút có 25 trang viết về mối tình  của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và họa sĩ Nguyễn Thị Hiền - con gái nhà văn Kim Lân. Tác giả đưa đến cho công chúng một góc nhìn khác, một sự thật toàn diện hơn về những điều mà lâu nay người ta không biết hoặc không muốn chấp nhận. Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền cũng có mặt trong buổi họp báo. Bà chia sẻ sự cảm kích trước tài năng thơ ca, nhiệt huyết của ViLi. Họa sĩ cho biết, quyết định tiết lộ những câu chuyện bí mật của mình trong cuốn sách của ViLi, bà muốn bày tỏ sự trân trọng, mối đồng cảm với những tâm hồn thi ca như Lưu Quang Vũ, Vi Thùy Linh.


 


"ViLi tùy bút" cũng có những bức vẽ chưa từng công bố của Bùi Xuân Phái, tác phẩm của Vi Kiến Minh - ông nội ViLi - người khiến cô khóc khi nhắc tới vì đã để lại cho nữ nhà thơ di sản tâm hồn, nhân cách và cả cái tên Vi Thùy Linh.


 


Hai cuốn sách mới này sẽ là linh hồn của đêm nghệ thuật “Bay cùng ViLi” diễn ra vào 19h30 ngày 1/12 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Từng có nhiều cuộc trình diễn thơ ở trong nước và nước ngoài, Vi Thùy Linh bày tỏ khao khát trở thành người tiên phong đưa thơ văn vào Nhà hát lớn.


 


Cô cho biết, đây là công trình kiến trúc tiêu biểu, được coi như thánh đường nghệ thuật. Nơi đây đã diễn ra hàng nghìn buổi hòa nhạc, vở kịch, ballet, song chưa có một cuộc trình diễn văn thơ nào. “Tại sao không?” - Linh nói - “Văn chương cần phải có vị trí xứng đáng của nó”. "Bay cùng ViLi" là một cuộc bay trong ý nghĩ, tâm tưởng, khi thơ, văn dưới sự nâng đỡ của âm nhạc cất lên dưới mái vòm Nhà hát lớn, chạm đến ước mơ, rung cảm về cái đẹp ở mỗi con người.


 


ViLi khẳng định, đó không phải là một đêm tạp kỹ mà là một cuộc “đại yến văn chương” với sự tụ hội của nhiều tài danh trên một sân khấu. Ở đó, âm nhạc sẽ dẫn dắt văn chương, làm cho văn chương cất cánh. Khán giả sẽ được chứng kiến nhạc sĩ Ngọc Đại đệm đàn piano cho Thanh Lam hát Dệt tầm gai - bài hát được phổ nhạc từ thơ Linh, hay Đỗ Bảo đệm đàn cho Tấn Minh hát.


 


Đêm diễn cũng có sự xuất hiện của ca sĩ Hà Linh, Hoàng Quyên (thí sinh Vietnam Idol  2012). Phần trình diễn đặc biệt nhất là diễn xuất bằng đài từ kịch nói của NSND Hoàng Cúc và NSND Minh Hòa, NSƯT Phạm Cường thể hiện các trích đoạn văn xuôi của Vi Thùy Linh trong tiếng đàn cello của nghệ sĩ Ngô Hoàng Quân. Lần đầu tiên, cha con nghệ sĩ saxophone Quyền Văn Minh - Quyền Thiện Đắc cũng trình diễn trong một live show văn chương. Họ sẽ song tấu tác phẩm Trái tim và nhà thơ mà NSƯT Quyền Văn Minh viết tặng ViLi.


 


Nữ nhà thơ thẳng thắn chia sẻ, để làm được những điều lãng mạn, bay bổng trên, tất yếu phải có tiền. Trong cuộc chơi nghiêm túc về văn chương này, ViLi là nhà tài trợ của chính cô. ViLi cho biết, 40 triệu đồng tiền thuê địa điểm Nhà hát lớn cộng với chi phí quảng bá, băng rôn, trang trí, thiết kế, đạo cụ cho đêm diễn… là một chi phí rất lớn với cô. Nhưng nếu tất cả có thể thỏa giấc mơ có một đêm trình diễn văn chương hoành tráng, sang trọng, sánh ngang với những loại hình nghệ thuật cao quý khác, để văn chương cất cánh trong thánh đường nghệ thuật, cô sẵn sàng làm.


 


Theo ViLi, các nghệ sĩ tham gia chương trình đều là những tài danh, họ hiểu khát vọng nghệ thuật ở cô, hiểu ước mơ của cô. Chính vì thế, họ tham gia với tinh thần tự nguyện. Một khi các nghệ sĩ đã hết lòng, cô cũng sẵn sàng chia sẻ niềm hạnh phúc đó với mọi người. Toàn bộ hơn 600 chỗ ngồi của đêm diễn đều là vé mời. ViLi mời mọi người đến để cùng thưởng thức, chiêm ngưỡng, tận hưởng và thăng hoa trước cái đẹp, để mọi người có một kỷ niệm sâu sắc với nhau. Không gian đêm diễn sẽ được trang trí toàn màu tím - ăn nhập với hai cuốn sách bìa tím, giấy tím, chữ tím của ViLi. Nhà thơ cũng khuyến khích khách mời mặc đồ tím tới tham gia "bữa tiệc văn chương".


 


Tổng đạo diễn của chương trình - NSƯT Phạm Việt Thanh - cho biết, đây là lần đầu tiên ông làm một chương trình trình diễn thơ, văn xuôi. Ông nhận lời vì yếu tố "lạ" của đêm diễn. Hơn nữa, ông vẫn luôn tâm niệm: "Nếu không có văn học, thơ ca, chúng ta sẽ chẳng thể tưởng tượng ra cái gì". Cũng theo đạo diễn Việt Thanh, chương trình sẽ tối giản, không khuếch trương hay khoe khoang. Thứ khoe khoang duy nhất là khoe “những gì Linh viết ra trên giấy”. MC của chương trình là Biên tập viên Thời sự của VTV Lê Quang Minh, đóng vai trò người dẫn chuyện, gợi mở các phần của đêm diễn.


 


Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận xét: “Tại Nhà hát lớn Hà Nội, chưa từng có nhà văn, nhà thơ nào ra mắt sách và trình diễn văn chương”. Ông cũng cho rằng, "Bay cùng ViLi" là "một sự kiện văn hóa" đáng tôn vinh.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Giải Man Booker lần 2 cho Hilary Mantel  (16-10-2012)
    'Dưới cánh Thiên thần Rượu' - tiểu thuyết về những kẻ nghiện (21-09-2012)
    Đào Bá Đoàn: 'Nhiều lúc chán văn mình kinh khủng' (30-08-2012)
    Lê Vi Thủy, giọng thơ lạ ở cao nguyên  (13-08-2012)
    'Dưới cánh Thiên thần Rượu' - tiểu thuyết về những kẻ nghiện (27-07-2012)
    Nguyễn Hiệp: 'Tôi viết chứ không phán xét' (11-06-2012)
    Philip Roth giành giải văn chương Tây Ban Nha (08-06-2012)
    Vargas Llosa: 'Văn chương không chỉ để giải trí' (06-06-2012)
    Chiến tranh ở VN qua con mắt John Steinbeck (01-06-2012)
    Cuộc đời Leo Tolstoy: Nhiều chiến tranh, ít hòa bình (21-05-2012)
    Tiêu chí của dịch văn học  (14-05-2012)
    Toni Morrison nhìn về quá khứ  (06-05-2012)
    Nhà văn Anh bị ghẻ lạnh 'vì quá xinh đẹp' (13-04-2012)
    Tình yêu đồng tính và quãng đời lưu vong của Byron (28-03-2012)
    Bữa sáng ở Tiffany’s - tiểu thuyết được ‘Hollywood hóa’  (19-03-2012)
    'Không có gì hai lần' - bài thơ bất hủ của nữ nhà thơ Ba Lan (08-03-2012)
    Các quy tắc viết văn của J.D. Salinger thời trẻ  (02-03-2012)
    Vĩnh biệt Wislawa Szymborska, người bạn chân tình của VN (25-02-2012)
    Giai thoại văn chương nghệ thuật trong 'Midnight in Paris' (17-02-2012)
    Nikolai V. Pereiaxlov làm thơ từ một tiếng dế  (14-02-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152874592.